Phơi sáng là gì? Cách chụp ảnh phơi sáng trên điện thoại

phoi sang la gi
Photoshop

Phơi sáng là một trong những thuật ngữ cơ bản mà bạn nhất định phải nắm được khi bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh. Vậy cụ thể, phơi sáng là gì? Tam giác phơi sáng là gì? Làm thế nào để chụp ảnh phơi sáng đúng cách? Cùng davejordanophotography.com tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Phơi sáng là gì? 

Phơi sáng là một trong những thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong ngành nhiếp ảnh. Đây là khái niệm dùng để chỉ lượng ánh sáng mà cảm biến của thiết bị nhận được khi chụp ảnh. Vì vậy, đây được xem là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, độ sáng tối của bức ảnh sau khi chụp.

phoi sang la gi
Phơi sáng là gì? 

Tam giác phơi sáng là gì? 

Độ phơi sáng của một bức ảnh phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là khẩu độ, tốc độ màn trập và độ nhạy sáng. Ba yếu tố này người ta gọi là tam giác phơi sáng và chúng luôn phụ thuộc lẫn nhau. Khi bạn thay đổi một yếu tố thì hai yếu tố còn lại cũng thay đổi theo mà ảnh hưởng đến độ phơi sáng của bức ảnh.

  • Khẩu độ

Khẩu độ hay còn có tên tiếng anh là Aperture, là độ mở của ống kính máy ảnh, dùng để cho lượng ánh sáng vừa phải đi qua. Khẩu độ này có thể thu nhỏ lại hoặc mở lớn tùy thuộc vào yêu cầu của từng bức ảnh. Khẩu độ của máy ảnh càng lớn thì bức ảnh càng sáng.

Khẩu độ thường được biểu thị bằng ký hiệu f/tham số. Ví dụ: f/2, f/8, f/16…

Khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng ban ngày, lượng ánh sáng không cần quá nhiều, bạn có thể để máy ảnh ở khẩu độ f/8. Tuy nhiên, vào buổi tối thì khẩu độ f/8 hoặc f/16 lại khiến cho bức ảnh trông rất tối, không nhìn rõ, vì vậy, bạn nên để máy ở khẩu độ f/2 hoặc f/4.

Bên cạnh đó thì khẩu độ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ sâu của trường ảnh. Độ sâu trường ảnh chính là độ sắc nét của cảnh từ phía trước ra phía sau. Trong trường hợp máy ảnh của bạn đang mở ở khẩu độ lớn như f/2 thì độ sâu trường ảnh trông sẽ mỏng hơn, tức là các chủ thể ở gần nhìn rõ nhưng lại làm mờ đi các vật ở phía sau. Ngược lại, khi mà khẩu độ được mở lớn thì các vật thể từ trước đến sau của bức ảnh đều xuất hiện vô cùng sắc nét.

tam giac phoi sang

  • Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập hay còn có tên tiếng anh là Shutter speed, là khoảng thời gian cần để máy chụp được một bức ảnh. Tốc độ màn trập càng lớn, lượng ánh sáng đi qua càng nhiều và ngược lại. Vì vậy mà khi chụp ảnh vào ban ngày, bạn có thể để tốc độ trập ngắn nhưng trong điều kiện ban đêm thì tốc độ màn trập lại cần phải lớn thì mới thu nhận được đủ lượng ánh sáng cần thiết, giúp cho chất lượng bức ảnh được đảm bảo. 

Bên cạnh đó thì tốc độ màn trập còn có tác dụng trong việc tạo hiệu ứng mờ khi có vật thể chuyển động trong bức ảnh. Ví dụ như khi điều chỉnh tốc độ màn trập ở mức lớn thì khi có một vật thể chuyển động đi ngang qua, họ sẽ trông như một vệt sáng trên tấm ảnh. 

Ngược lại, khi để tốc độ màn trập nhỏ thì bạn có thể thấy được các chuyển động chậm. Ví dụ: khi bạn để tốc độ màn trập ở mức khoảng 1/1000 giây thì khi chụp cảnh một thác nước bạn có thể nhìn được những giọt nước lơ lửng giữa không trung mà mắt thường không thể quan sát được.

  • Độ nhạy sáng

Độ nhạy sáng hay còn được gọi là ISO. Đây là yếu tố giúp cho bức ảnh của bạn trông sáng hơn nhưng nó lại không phải là một phần của độ phơi sáng, bởi lẽ ISO không làm thay đổi lượng ánh sáng chiếu vào cảm biến. ISO sử dụng khi mà không còn một cách nào khác có thể làm sáng bức ảnh, tức là khi khẩu độ đã được cài đặt ở mức tối đa, tốc độ màn trập cũng được điều chỉnh ở mức dài nhất nhưng bức ảnh vẫn trông rất tối. Lúc này, khi bạn điều chỉnh tăng chỉ số ISO lên thì sẽ làm cho bức ảnh được sáng hơn.

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, ISO tăng lên càng cao thì độ nhiễu trong các bức ảnh cũng càng nhiều. Vì vậy, bạn cần cài đặt ISO cơ sở (ISO ở mức thấp nhất) đồng thời phơi sáng đúng cách để đạt hiệu quả tối đa cho bức ảnh của mình.

>> Xem thêm: out nét là gì?

Hướng dẫn chụp ảnh phơi sáng cho người mới

Để có một bức ảnh đẹp để đời không hề dễ. Ngoài các yếu tố, ngoại cảnh, khung hình,… thì bạn cũng phải biết cách chụp phơi sáng. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách để bạn áp dụng trong từng trường hợp.

  • Chụp ảnh phong cảnh vào ban ngày

Vào ban ngày, lượng ánh sáng khá nhiều nên khẩu độ máy bạn không cần phải cài đặt ở mức lớn mà chỉ cần giữ ở mức f/8 hoặc f/11, f/16. 

cach chup anh phoi sang

Ngoài ra, bạn cũng nên chuyển máy ảnh sang chế độ ưu tiên khẩu độ và cài đặt thủ công mức khẩu độ hợp lý. Trong quá trình chụp ảnh, bạn vừa kiểm tra vừa điều chỉnh mức khẩu độ sao cho phù hợp nhất. Khi đó, máy ảnh cũng sẽ tự động cài đặt tốc độ màn trập phù hợp. 

Và để hạn chế tình trạng rung máy, ảnh hưởng đến chất lượng bức ảnh, bạn cũng đừng quên sử dụng chân máy nhé.

  • Chụp ảnh chuyển động

Trong trường hợp bạn chụp ảnh với các vật thể chuyển động như chụp ảnh thể thao, động vật bạn nên sử dụng mức khẩu độ lớn như f/2.8, f/4 và tốc độ màn trập nhanh như 1/1500, 1/1000. Điều này giúp bạn bắt trọn tất cả các khoảnh khắc trong quá trình chuyển động của vật thể. 

Tuy nhiên, nếu như trong quá trình chụp mà ảnh vẫn bị mờ, bạn có thể giảm tốc độ màn trập đồng thời tăng mức ISO lên để cải thiện chất lượng hình.

  • Chụp ảnh chân dung

Khi chụp ảnh chân dung, bạn có thể để máy ảnh ở chế độ ưu tiên khẩu độ hoặc chọn khẩu độ ở mức trung bình như f/2.8, f/4. Đồng thời, bạn cũng điều chỉnh tốc độ màn trập ở mức hợp lý, giữ ISO ở mức cơ sở hoặc điều chỉnh lên nếu thấy ảnh bị mờ.

Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng chân máy hoặc dùng tay cầm sao cho thuận tiện nhất.

Kết luận

Như vậy là ở trên chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về phơi sáng là gì, tam giác phơi sáng cũng như cách chụp ảnh phơi sáng cho người mới rồi. Độ phơi sáng có tác động vô cùng lớn đến chất lượng của ảnh vì vậy bạn đừng quên tham khảo bài viết và điều chỉnh các yếu tố về khẩu độ, tốc độ màn trập cũng như ISO để ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *